Thông Tin Dự Án

Chủ đầu tư:  Công Ty TNHH MTV phát triển GS Nhà Bè
Địa diểm:   Nhà Bè – TP.HCM
Năm thực hiện:   2021 – Đang thi công
Hạng mục thi công: Xử lý nền đất yếu Phase 1-3
Tổng giá trị hợp đồng: 30 tỷ đồng

Dự Án GS Metrocity Nhà Bè là một trong những dự án lớn đang rất được quan tâm trên thị trường bất động sản. Căn hộ là khu đô thị lớn tầm cỡ quốc tế tại Phía Nam Sài Gòn được đầu tư bởi Công Ty TNHH MTV phát triển GS Nhà Bè (GS Hàn Quốc). Dự án có quy mô lớn chú trọng vào chất lượng và kết cấu bền vững tiện sử dụng và  đáp ứng nhu cầu của số đông đại chúng. Sở hữu quy mô lớn lên đến 350 ha được trông đợi sẽ là khu đô thị lớn nhất vùng Nam Sài Gòn sau khi hoàn thành.

Xử lý nền đất yếu khu vực Zone 5, Zone 6 – Dự án Cảng Tổng hợp Cái Mép (Đang thi công)

Zone 5 & 6 thuộc Dự án Cảng Tổng hợp Cái Mép là khu vực giáp sông, với địa hình phức tạp với thủy triều và mực nước thi công lớn. Để bảo đảm an toàn cho Dự án, bờ kè giữ ổn định với ống Geotube và phương pháp bơm hút chân không được áp dụng để bảo đảm ổn định mái dốc. Cát được gia tải theo từng giai đoạn phụ thuộc vào độ lún và tính toán ổn định mái dốc của dự án. S-LINK với kinh nghiệm thi công ở khu vực này và uy tín trong các dự án trước đó được Chủ đầu tư tin tưởng trao hợp đồng Xử lý nền đất yếu bằng phương pháp bơm hút chân không (VCM) cho dự án này. Các hạng mục thi công chủ yếu:

  • Thi công ống Geotube bờ kè.
  • Thi công xử lý nền đất yếu bằng phương pháp bơm hút chân không (VCM).
  • Quan trắc lún.
  • Bơm cát gia tải.

Một số hình ảnh thi công của dự án:

Xử lý nền bằng bơm hút chân không nền bãi sau bến Dự án Cảng tổng hợp KCN Ông Kèo – Đồng Nai

Nền bãi sau bến của Cảng tổng hợp KCN Ông Kèo nằm trên nền đất yếu chiều dày 12-14m. Với địa chất này nếu nền không được xử lý sẽ xảy ra tình trạng lún trong quá trình khai thác buộc phải duy tu bảo dưỡng rất tốn kém và ảnh hưởng lớn đến hiệu quả khai thác của Cảng. Quá trình lún này cũng ảnh hưởng đến ổn định của hàng cọc của bến do tình trạng ma sát âm và nở hông khi nền lún. Để khắc phục tình trạng đó nền cần được xử lý trước khi đưa vào khai thác, tuy nhiên biện pháp bấc thấm gia tải được loại bỏ do ảnh hưởng của việc chất tải quá cao đến sự ổn định trượt của nền và thời gian cố kết quá lâu. Giải pháp xử lý nền bằng bấc thấm và bơm hút chân không của S-LINK đề xuất được chấp thuận vì thỏa mãn được các yêu cầu đặt ra của Chủ đầu tư.

Sau thời gian thì công, dự án đã được đưa vào vận hành khai thác. Kết quả cho thấy sự ổn định của nền cũng như bến trong quá trình khai thác vận hành. Thành công của dự án đã cho thấy kinh nghiệm và năng lực thi công của S-LINK, đánh dấu sự trưởng thành qua từng năm tháng của S-LINK.

Thi công bấc thấm gói thầu A2-1 Đường cao tốc Bến Lức Long Thành

Đường cao tốc Bến Lức – Long Thành là tuyến đường cao tốc thuộc tuyến đường cao tốc Bắc – Nam Việt Nam. Tuyến đường dài 58 km, nối huyện Bến Lức, tỉnh Long An với huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.

Đường cao tốc Bến Lức – Long Thành được phát lệnh khởi công xây dựng tháng 7 năm 2014, dự kiến hoàn thành năm 2021. Khi hoàn thành cao tốc Bến Lức – Long Thành sẽ giúp giao thông liên vùng miền Tây và vùng Đông Nam Bộ không cần quá cảnh qua Thành phố Hồ Chí Minh. Đồng thời, dự án cũng góp phần làm giảm áp lực giao thông trên Quốc lộ 1A, Quốc lộ 51 và rút ngắn thời gian đi từ Long An đến Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu.

S-LINK là nhà thầu thi công bấc thấm đứng ở gói thầu A2-1 thuộc dự án này.

Thi công bấc thấm Dự án Đại Phước Lotus – Nhơn Trạch – Đồng Nai

Đảo Đại Phước được mệnh danh là “Hòn ngọc phía Đông Sài Gòn”, với quy mô rộng tới 464 hecta có địa thế hình giọt nước vô cùng độc đáo, được bao bọc bởi Sông Sài Gòn, mang lại một môi trường sống thân thiện, không khí trong lành, gần gũi với thiên nhiên ngay tại cửa ngõ phía Đông Sài Gòn.

Với việc thi công bấc thấm ở Dự án này, S-LINK đã đánh dấu bước chân của mình trên “Hòn ngọc phía Đông Sài Gòn”, một lần nữa khẳng định khát khao vươn xa của mình.

Thi công bơm hút chân không – Gói thầu số 9 Đường cao tốc Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây

Tiếp nối thành công của gói thầu số 7, thay thế đất ở gói thầu số 9 Nhà thầu chính lựa chọn đội thi công của Trường Lộc (Tiền thân của S-LINK) để thực hiện gói thầu xử lý nền đất yếu bằng phương pháp bơm hút chân không.

Hệ thống bơm hút chân không ở thời điểm này khá phức tạp với nguyên lý chung là sử dụng các máy bơm chân không hút chân không ở trong các bồn chân không rồi mới từ bồn này hút chân không ở khu vực xử lý nền. Các máy bơm chân không công suất lớn 15kW được sử dụng, các máy bơm này được bố trí tập trung trong nhà bơm, sử dụng hệ thống nước làm mát để làm mát trong quá trình hút chân không.

Với kinh nghiệm đã thi công ở những gói thầu trước, S-LINK đã thực hiện thành công trong gói thầu này và góp phần của mình trong thành công của dự án đường cao tốc Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây.

Thi công thay thế đất yếu Gói thầu số 9 – Đường cao tốc Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây

Với nền đắp trên đất yếu chiều dày không quá lớn, biện pháp thay thế đất yếu thường được áp dụng. Biện pháp này cho thấy thời gian thi công nhanh do không cần thời gian chờ đất yếu cố kết, chi phí khá thấp, thiết bị và vật tư đơn giản.

Tiền thân của S-LINK (Đội thi công Trường Lộc) là một nhà thầu được giao gói thầu thay thế nền đất yếu ở những khu vực nền đất yếu <5m ở gói thầu số 9 Dự án đường cao tốc HCM – LT – DG.

Sử dụng xe cuốc kết hợp xe ben để vận chuyển đất yếu đến vị trí tập kết, sau khi nền đất yếu được đào đi vải địa kỹ thuật được áp dụng và sau đó vận chuyển cát để đắp thay thế. Cát lớp cát được san gạt, lu lèn từng lớp cho đến cao độ theo thiết kế.

Từ những gói thầu nhỏ thành công với chất lượng, tiến độ và an toàn được các Nhà thầu chính, Chủ đầu tư đánh giá cao, S-LINK đã trưởng thành và hình thành nên một S-LINK như ngày hôm nay.

Xử lý nền đất yếu bằng bơm hút chân không – Gói thầu số 7 Dự án Đường cao tốc Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây

Dự án đường cao tốc được khởi công xây dựng vào ngày 3 tháng 10 năm 2009 với quy mô 4 làn xe trên tổng chiều dài 55,7 km. Chủ đầu tư là Công ty đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) với tổng vốn đầu tư là 20.630 tỷ đồng, trong đó giai đoạn 1 – chỉ xây dựng bốn làn xe trên toàn tuyến, có vốn đầu tư là 9.890 tỷ đồng từ nguồn vay ODA. Dự án được sự tài trợ của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA).

Khoảng 20 km trong tổng số 55 km của đường cao tốc, đoạn từ đường vành đai 2 (thuộc Quận 9) đến Quốc lộ 51 phần thuộc tỉnh Đồng Nai đã được thông xe vào ngày 2 tháng 1 năm 2014. Ngày 29 tháng 8 năm 2014, thông xe nút giao thông vành đai 2 (phường Phú Hữu, Quận 9). Đoạn đường dài 4 km từ nút giao thông An Phú, Mai Chí Thọ (thuộc Quận 2) đến nút giao vành đai 2 được thông xe ngày 10 tháng 1 năm 2015. Toàn bộ đường cao tốc thông xe vào ngày 8 tháng 2 năm 2015, khi đoạn Long Thành – Dầu Giây hoàn tất thi công.

Tuyến đường vượt qua nhiều vùng trũng với lớp đất yếu, vì vậy để bảo đảm yêu cầu sử dụng những đoạn này cần được xử lý nền đất yếu. Tiền thân của S-LINK (Đội thi công Trường Lộc) là một trong những nhà thầu tham gia vào quá trình xử lý nền đất yếu bằng công nghệ bơm hút chân không, đây là một trong những công nghệ mới ở thời điểm hiện tại. Thành công của S-LINK đã góp một phần hình thành nên một tuyến đường được đánh giá là rất thành công của VEC (Chủ đầu tư)

Trải vải địa kỹ thuật Gói thầu số 7 Dự án Đường cao tốc Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây

Đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây (ký hiệu toàn tuyến là CT.01) có chiều dài 55,7km, điểm đầu tại nút giao thông An Phú, thuộc Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh và điểm cuối là nút giao thông Dầu Giây, huyện Thống Nhất, Đồng Nai. Đoạn Long Thành – Dầu Giây thuộc hệ thống đường bộ cao tốc Bắc – Nam.

Dự án cao tốc TP HCM – Long Thành – Dầu Giây được chia thành 2 giai đoạn. Trong đó, giai đoạn I (đoạn An Phú-Vành đai II) có tổng vốn đầu tư là 9.890 tỷ đồng. Đoạn cao tốc này được thiết kế theo tiêu chuẩn đường đô thị với tốc độ là 80 km/giờ với 4 làn xe, rộng 26,5 m.

Giai đoạn II của dự án (đoạn vành đai II-Long Thành-Dầu Giây) gồm 4 làn xe được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cao tốc loại A với vận tốc 120 km/giờ. Chiều rộng mặt đường 27,5 m, chiều rộng làn đường khẩn cấp là 6m.

Tiền thân của S-LINK (Đội thi công Trường Lộc) là nhà thầu thi công trải vải địa ở Gói thầu số 7 dự án Đường cao tốc Hồ Chí Mình – Long Thành – Dầu Giây. Dự án được thông xe, đi vào khai thác và được đánh giá là một trong những tuyến đường đẹp nhất Việt Nam. Được đóng góp phần nhỏ vào thành công của dự án và cũng là những bước đầu khởi nghiệp để tạo thành công cho S-LINK hôm nay.

Thi công san lấp mặt bằng, xử lý nền và đắp cát gia tải Dự án Cảng Tổng hợp Cái Mép

Thông Tin Dự Án

Chủ đầu tư:   Công ty TNHH Cảng tổng hợp Cái Mép
Địa diểm:   Cái Mép – BR-VT
Năm thực hiện:   2018 – 2019
Tổng giá trị hợp đồng: 90 tỷ đồng

Cảng tổng hợp Cái Mép, vị trí tại lô 7, KCN Cái Mép, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, dự án có tổng diện tích xây dựng hơn 41.000 m2 bao gồm nhà kho, hạng mục phụ trợ và hạ tầng. Để thực hiện các giai đoạn tiếp theo, S-LINK được Chủ đầu tư chọn lựa là nhà thầu thi công san lấp mặt bằng, xử lý nền và gia tải cho dự án này.